Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung là nơi sinh sống của các vị hoàng đế Trung Quốc xưa.
Phòng làm việc của Hoàng đế trong Tử Cấm Thành nhưng lại lạnh lẽo quanh năm
Được xây dựng từ năm 1406, sau 14 năm, tức 1420, công trình kiến trúc tráng lệ này được hoàn thành. Nơi đây trở thành trung tâm quyền lực tối cao của 2 triều đại Trung Quốc trong suốt hơn 5 thế kỷ.
Theo số liệu của Bảo tàng Cung điện, Tử Cấm Thành được bao quanh bởi những bức tường cao 10m và hào nước rộng 52m, dài 961m từ bắc đến nam và 753 m từ đông sang tây, rộng hơn 720.000 m2 - tức gấp 101 lần sân bóng đá chuẩn.
Hồ sơ di sản của UNESCO cũng cho biết Tử Cấm Thành có gần 10.000 phòng chứa đồ đạc, tác phẩm nghệ thuật... cùng nhiều khu vườn cảnh. Có người đã ước tính bạn sẽ mất hơn 2 tuần mới có thể đi hết di tích này.
Sau nhiều năm “kín cổng cao tường”, từ năm 1925, nơi đây trở thành Bảo tàng Cung điện, mở cửa chào đón công chúng. Với diện tích khổng lồ, kỳ quan kiến trúc này là một trong những điểm đến đông khách nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ khoảng 60% gian phòng, công trình ở đây mở cửa đón khách.
Không chỉ là địa điểm du lịch, Tử Cấm Thành còn gắn liền với nhiều câu chuyện kỳ bí. Một trong số đó là khu vực Dưỡng Tâm Điện, nơi được xem là “văn phòng” và “phòng ngủ thứ hai” nhưng lại luôn lạnh lẽo, ẩm thấp dù bất kể mùa nào.
Điều này khiến nhiều người tò mò, làm sao hoàng đế lại làm việc và nghỉ ngơi trong môi trường không thoải mái như vậy. Hiện tượng này đã làm đau đầu giới chuyên gia và những học giả nghiên cứu Tử Cấm Thành.
Để bảo tồn quần thể cung điện có hàng trăm năm văn hoá và lịch sử, hàng năm quốc gia này đều cử nhân viên chuyên trách sửa chữa, bảo dưỡng. Trong quá trình đó, các chuyên gia nghiên cứu đã quyết định đi tìm kiếm câu trả lời về phòng làm việc của Hoàng đế.
Họ đã trực tiếp cạy gạch lát sàn của căn phòng này lên. Hoá ra dưới lớp gạch có đủ những loại ống nước. Từ đây, các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu về tác dụng của những loại ống này.
Sau quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin, câu hỏi cũng có lời đáp. Thực tế, những đường ống này đóng vai trò như hệ thống sưởi sàn sớm nhất từng xuất hiện ở Trung Quốc. Theo đó để bảo vệ Hoàng để khỏi cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông, những người làm trong cung chỉ cần đổ nước nóng vào các đường ống này. Khi nước lưu thông trong ống, hơi nóng bốc lên, không gian trong căn phòng sẽ trở nên ấm áp.
Được biết từ thời xa xưa, con người chưa phát minh ra máy sưởi. Song nhờ khả năng của đôi bàn tay và khối óc vượt trội, họ đã sáng tạo ra những phương pháp sáng tạo nhằm đáp ứng cuộc sống.
Sau này, khi hoàng đế không còn sống và làm việc trong Dưỡng Tâm Điện. Hệ thống sưởi sàn này không còn giá trị và lúc đó nước trong ống chưa được xả ra ngoài, dẫn đến sự lạnh lẽo và ẩm ướt của Dưỡng Tâm Điện và vùng lân cận.
Không chỉ hệ thống sưởi này, mọi thiết kế trong Tử Cấm Thành đều có dụng ý và thể hiện trí tuệ của người xưa. Điển hình như để ngăn chim đậu trên mái, nhằm duy trì sự sạch sẽ và uy nghiêm của cung điện, các kiến trúc sư và thợ thủ công đã nghĩ ra một cách độc đáo.
Họ làm cạnh mái dốc hơn và phần xương sống của mái rộng hơn độ vươn của chân chim. Mái cũng được lát ngói tráng men rất trơn. Do đó, đến thăm Tử Cấm Thành, bạn sẽ thấy mái cung điện không hề có chim đậu.
Ngoài ra, kỹ thuật xây dựng Tử Cấm Thành mới thực sự khiến nhiều người phải nể phục. Bởi chỉ tính từ năm 1960, đã có hơn 120 trận động đất lớn nhỏ được ghi nhận ảnh hưởng đến khu vực Tử Cấm Thành. Song công trình này vẫn tồn tại một cách bất chấp.
Theo SCMP, loạt nghiên cứu của ĐH Công nghệ Bắc Kinh kết luận rằng nhờ kỹ thuật xây dựng mang tên đấu củng. Hiểu đơn giản, đấu củng là hệ thống khung gỗ gồm các khối "đấu", "củng" lồng khít vào nhau mà không cần đinh hay keo dán để đỡ mái, giúp phân bổ đồng đều trọng lượng mái lên toàn bộ cấu trúc theo nguyên tắc như thân với cành cây, tức khi thân "rung rinh" thì các cành cũng "lắc lư", song vẫn giữ độ ổn định cần có.
Ngoài ra, Tử Cấm Thành còn chứa 6 bí mật không phải ai cũng biết như sau:Lật thẻ bài - quy tắc ngầm khi hoàng đế muốn ân ái
Chế độ thị tẩm được thể hiện rõ nhất trong triều Thanh. Khi đêm xuống, hoàng đế sẽ quyết định chọn ai là người sẽ ân ái cùng. Mỗi phi tần đều có một thẻ bài màu xanh lục đề tên họ.
Khi nhà vua ăn tối, thái giám sẽ bày khoảng 10 tấm thẻ này lên để vua chọn. Nếu ưng vị phi tần nào, nhà vua sẽ úp thẻ bài của người đó xuống.
Bí mật về cuộc hôn nhân của các hoàng đế Trung Quốc
Trong số các phi tần của Hoàng Thái Cực, ít nhất 3 người có chung dòng máu với nhau. Họ hoặc là cháu gái, hoặc là dì.
Hoàng đế Thuận Trị cũng cưới 4 người phụ nữ là họ hàng, gồm cháu và dì ruột. Hoàng đế Khang Hy cũng có 4 phi tần đều là con cháu của một gia đình.
Những người vợ của vua được gọi thế nào?
Trong triều đại nhà Thanh, vợ của vua được chia làm 8 mức độ cao thấp. Người đứng đầu là hoàng hậu. Những người này sẽ được phân bố sống ở 13 cung điện trong Tử Cấm Thành. Hoàng hậu ở trung cung. Các hoàng đế có số lượng vợ khác nhau.
Hoàng đế cũng phải ngủ một mình
Nhiều người nghĩ rằng các hoàng đế Trung Quốc thường lấy nhiều vợ, nên khả năng họ phải "ngủ chay" là không có. Trên thực tế, sau khi phi tần được sủng hạnh, họ sẽ phải trở về cung của mình. Không phi tần nào được phép ở lại qua đêm với hoàng đế. Tất nhiên, sau mỗi cuộc vui, hoàng đế phải ngủ một mình đến sáng.
Không ai bị chém đầu ở Ngọ Môn
Trong các bộ phim Trung Quốc, bạn thường nghe thấy người đóng vai vua hét lên: "Xử tử hắn ở Ngọ Môn". Trên thực tế, không vị vua nào chém đầu phi tần hay bề tôi của mình ở nơi này. Tại đây, những người phạm tội chỉ bị phạt đánh bằng roi.
Hoàng thượng bàn việc quốc gia đại sự với các đại thần ở đâu?
Nhiều người đều nghĩ rằng, nhà vua sẽ bàn việc khi thiết triều vào buổi sáng. Trên thực tế, buổi sáng vua sẽ nghe tấu chương ở Cung Càn Thanh và sau đó sẽ bàn việc ở điện Thái Hòa.
Xem thêm
Giaitri.thoibaovhnt.vn
Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/7-bi-an-sau-tham-ben-trong-tu-cam-thanh-khien-ai-cung-phai-ki..Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/7-bi-an-sau-tham-ben-trong-tu-cam-thanh-khien-ai-cung-phai-kinh-ngac-783666.html Tin SaoClip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu Từ khóa: Tử cấm thành